• Trang Chủ
  • Giới thiệu
  • Giải Trí
  • Kinh Doanh
  • Thời Trang
  • Pháp Luật
  • Thể Thao
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

nhanh.net.vn

Lợi nhuận ròng là gì, công thức tính như thế nào?

8 Tháng Mười Hai, 2018 by Tran The

Lợi nhuận ròng là một thuật ngữ quen thuộc với “dân kinh tế” nhưng có vẻ xa lạ với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm, cách phân biệt và công thức tính trong bài viết dưới đây.

lợi nhuận ròng là gì

Lợi nhuận ròng là gì, có vai trò như thế nào trong kinh doanh

Tìm hiểu khái niệm lợi nhuận ròng

Trước hết chúng ta cần hiểu lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

Cách phân biệt lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần

Lợi nhuận ròng= tổng doanh thu – giá gốc – chi phí – thuế

Lợi nhuận thuần = tổng doah thu – giá gốc – chi phí

Lợi nhuận ròng có vai trò gì?

Lợi nhuận ròng chính là căn cứ để biết công ty đang hoạt động như thế  nào, lãi hay lỗ, từ đó điều chỉnh chính sách, chiến lược để hoạt động kinh doanh của công ty diễn biến theo hướng phát triển, gia tăng doanh thu và lãi.

Nếu lợi nhuận ròng lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp có lãi nhưng nếu nhỏ hơn không thì bị lỗ. Số càng dương thì càng lãi nhưng càng âm thì  chứng tỏ công ty đứng trước bờ vực phá sản, đặt ra yêu cầu cho những nhà quản trị phải có biện pháp kịp thời để cứu vãn tình thế.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc điểm khác nhau. Vì thế không thể so sánh lợi nhuận ròng giữa các ngành khác  nhau mà chỉ được so sánh dựa trên trong cùng một ngành. Bên cạnh đó, nó tỷ lệ nghịch với vòng quay tài sản nên chuyên viên tài chính khi đánh giá khả năng sinh lãi của công ty phải đặt trong mối liên hệ với vòng quay tài sản.

Thuế thu nhập doanh nghiệp thường cao cho nên muốn có tỷ số lợi nhuận ròng lớn thì doanh nghiệp đó phải nâng giá thành của sản phẩm lên đồng thời tìm cách để giảm tối đa (dưới 30% tổng doah thu)các chi phí hoạt động khác như: chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng,…để đảm bảo lợi ích chung cho toàn doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh có lãi, từ đó có thể đứng vững trên thương trường.

Công thức tính lợi nhuận ròng

Thoạt nghe giải thích khái niệm lợi nhuận ròng thì có lẽ ai cũng đã hình dung ra cách tính lợi nhuận ròng như thế nào rồi phải không?Công thức tưởng như đơn giản nhưng rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Vì thế, nhanhnet xin bật mí công thức đơn giản, dễ hiểu sau đây:

Giả sử chi phí của tất cả các  hoạt động khác  là 30% thì ta có:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% ) – 20% thuế DN.

Nếu gọi:

Lợi nhuận ròng là A

Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó là X

10%VAT của doah nghiệp phải chịu thuế giá trị gia tăng là Y => Y = 10%. X= 0,1X

Tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh là Z => Z= 30%. X= 0,3X

Lợi nhuận thuần, nghĩa là tiền lãi sau khi trừ chi phí và thuế giá trị gia tăng là T

Ta lại có T = X – (Y+Z) = X – (0,1X +0,3X) = X – 0,4X = 0,6X.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (M) khoảng 20% lợi nhuận thuần => M = 20%. T = 0,6X . 20% = 0,12X.

hư vậy, công thức Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN sẽ tương đương với:

A = X – (Y+Z) – T

<=> A = X – (0.1X + 0.3X) – 0.12X.

<=> A = 0.48X.

Qua đó, chúng ta có thể kết luận muốn tính lợi nhuận ròng ta chỉ việc lấy 0,48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp là xong.

Ví dụ cụ thể:

VD1: Một công ty/ doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 100 triệu đồng. Hỏi doanh thu của công ty là bao nhiêu?

Giải: Gọi tổng doanh thu của công ty đó là X. Áp dụng công thức lợi nhuận ròng (A) = 0,48. X  ta suy ra X = A/ 0,48 <=> X = 100/0,48 = 208,333 triệu đồng.

VD2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 1 tháng là 200 triệu đồng. Hỏi lợi nhuận ròng của công ty sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu.

Giải: A = 0,48. X , <=> A =0,48. 200 = 96 triệu đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

 

Từ công thức trên chúng ta có thể thấy các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng bao gồm:

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Khoản chi phí  này càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp. Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí nhất có thể. Tổng mức chi phí tối đa chỉ được 30% doah thu của công ty.
  • Giá gốc sản phẩm: Trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp thì phải kể đến yếu tố giá sản phẩm nhập vào. Giá gốc càng rẻ thì lãi càng cao. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì cũng nên tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác. Hãy chọn nguồn hàng có giá ưu đãi nhưng chắc chắn phải chú ý đến vấn đề chất lượng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế này thường được thu theo quy định, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng được nên để có lãi thì chỉ có cách nâng giá bán sản phẩm, giảm, tiết kiệm chi phí đến mức cao nhất có thể.

Các cách để tăng lợi nhuận ròng

Có nhiều cách nhưng có thể áp dụng một trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: tăng giá trị bằng cách nâng cao năng lực để tạo ra những giá trị cao, giá trị này có thể quy đổi thành tiền.
  • Cách 2: Làm việc nhiều hơn. Thời gian làm việc tăng so với ban đầu là  một trong những cách giúp bạn tạo ra nhiều giá trị cho bạn, nhất là tìm những biện pháp tốt hơn hoặc những loại máy móc để hỗ trợ công việc.
  • Cách 3: Tăng quy mô sản xuất. Lấy một ví dụ cụ thể để hình dung như sau cả bác sĩ và ca sỹ cùng làm việc trong 2 giờ nhưng thu nhập của ca sỹ lại cao hơn nhiều so với bác sĩ vì giá trị cô tạo ra tuy ít nhưng phục vụ cho hàng ngàn người trong khi bác sĩ chỉ phục vụ cho một bệnh nhân nhất định. Vì thê muốn cửa hàng, công ty, doanh nghiệp của mình gia tăng lợi nhuận thì cần mở rộng quy mô, diện tích lớn hơn, nhân viên đông hơn.

Như vậy qua bài viết của nhanh.net.vn, các bạn đã nắm rõ lợi nhuận ròng là gì rồi chứ? Hy vọng những thông tiin  trên sẽ có ích cho nhiều người nhất là những người mới tập tành kinh doanh, các bạn sẽ biết cách hạch toán kinh tế chi tiết để hoạt động kinh doanh có lãi.

Please follow and like us:

Filed Under: Kinh Doanh

Kinh tế vi mô là gì, có gì khác với kinh tế vĩ mô

8 Tháng Mười Hai, 2018 by Tran The

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế vi mô cũng như cách phân biệt với kinh tế vĩ mô, nhanhnet sẽ chia sẻ tất cả những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Kinh tế  là gì?

Trước khi tìm hiểu kinh tế vi mô là gì thì chúng ta phải tìm hiểu khái niệm kinh tế. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của con người.

Ai đó đã từng định nghĩa rất dễ hiểu rằng: kinh tế là môn học nghiên cứu cách xã hội giải quyết các vấn đề: sản xuất gì, cho ai và như thế nào. Xã hội ngày càng phát triển thì nội dung bao trùm khái niệm ngày càng được mở rộng. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là hoạt động để tạo ra giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Tùy từng phạm vi nghiên cứu mà người ta phân chia thành hai nhóm: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Trong khuôn khổ của bài viết, chúng ta chỉ tìm hiểu về bộ phận kinh tế vi mô. Tuy nhiên chúng tôi có mở rộng sang bộ phận còn lại để người đọc phân biệt, hình dung dễ dàng hơn.

kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô là  gì?

Kinh tế vi mô là ngành kinh tế nghiên cứu tất cả các hành vi của chủ thể kinh tế (công ty, hộ gia đình,…) trên một phạm vi nhất định.

Phạm vi : Phạm vi nghiên cứu của ngành hẹp hơn  nhiều so với kinh tế vĩ mô. Đó là các  cơ sở lý luận căn bản về quy luật cung cầu, định giá, thị trường; các lý thuyết về hành vi sản xuất, trao đổi, sử dụng hàng hóa của con người; các yếu tố thị trường: lao động, nguồn vốn và  nguồn tài nguyên thiên nhiên; vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề lý luận về phúc lợi, cơ hội, thách thức từ thị trường tạo ra.

Tóm lại, phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô bao gồm:

  • Cơ sở lý luận cho kinh tế
  • Quy luật kinh tế cơ bản: cung cầu, thị trường, giá cả,…
  • Những lý luận về hành vi tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ
  • Nghiên cứu hành vi của nhà sản xuất
  • Các thành phần cấu trúc thị trường
  • Quy luật cạnh tranh bình đẳng
  • Độc quyền thị trường
  • Các yếu tố của thị trường: tài nguyên, vốn, lao động
  • Lý luận về sự thất bại của thị trường
  • Phương pháp: Kinh tế vi mô sử dụng các  phương pháp mô hình hóa, so sánh tĩnh, phân tích cận biên,…

Phương pháp mô hình hóa

Từ các chứng cứ thu thập, tiến hành lập kế hoạch để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nhỏ lẻ sau đó kiểm nghiệm bằng thực tế.

Phương pháp so sánh tĩnh

So sánh tĩnh là đưa ra các giả thuyết và dự đoán kết  quả đạt được.

Phương pháp phân tích biên tế hay còn gọi là phương pháp phân tích cận biên: cân đối giữa hiệu quả kinh tế với những gì bỏ ra. Phương pháp này nhằm tìm ra những điểm mạnh của phương án lựa chọn.

kinh tế vĩ mô khác kinh tế vi mô

Mục tiêu: Tìm hiểu, khảo sát rồi phân tích, đánh giá thị trường để thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó kinh tế vi mô còn phân tích thách thức và một số giải pháp thiết thực để khắc phục trong tình huống hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, không vận hành trơn tru như mong đợi.

Ví dụ đơn giản: Kinh tế vi mô thường tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể là với mức thu nhập đó thì người ta có thể dành ra khoản tiền để chọn sản phẩm, dịch vụ nào là thíc hợp; nếu là mua cho cả gia đình thì số lượng bao nhiêu. Khi nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp thì sẽ xét xem quy mô của doanh nghiệp, số nhân viên, số lượng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, kinh tế vi mô nghiên cứu các thị trường cụ thể, bao gồm thị trường lao động, vốn, đất đai, khả năng cạnh tranh, thế độc quyền,…

Phân biệt kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Những điểm khác nhau chính giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là:

Nếu như kinh tế vi mô nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của nền kinh tế: ví dụ giá thành của một sản phẩm, sự phát triển của ngành nông nghiệp/ công nghiệp,…. thì kinh tế vĩ mô lại đề cập đến các vấn đề kinh tế mang tính quốc gia như: lao động việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, chính sách tiền tệ, xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh giáo dục hay chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế,…

Nếu như kinh tế vi mô định giá thành của một loại hàng hóa cụ thể và xác định giá bổ sung, thay thế của mặt hàng đó thì kinh tế vĩ mô lại bàn đến việc duy trì sự bình ổn giá, cân bằng cán cân thương mại.

Nếu như kinh tế vi mô tiếp cận từ dưới lên trên dù đó là vấn đề gì thì kinh tế vĩ mô lại có cách tiếp cận ngược lại, đi từ trên xuống dưới và giải quyết theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.

Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế  vĩ mô còn là ở việc nghiên cứu thị trường: vi mô nghiên cứu một hoặc một vài thị trường, phân khúc cụ thể thì vĩ mô tìm hiểu, phân tích toàn bộ thị trường.

Nếu như kinh tế vi mô tập trung vào từng đơn vị kinh tế thì kinh tế vĩ mô coi biến số kinh tế là trọng tâm.

Nếu như kinh tế vi mô giải quyết các vấn đề nội bộ thì kinh tế vĩ mô giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: môi trường, biến đổi khí hậu,…

Nếu như kinh tế vi mô chủ yếu nghiên cứu về sản phẩm trong phạm vi nhỏ lẻ như hộ gia đình, công ty tư nhân, từng ngành cụ thể thì kinh tế vĩ mô phải đề cập đến tổng sản phẩm kinh doanh quốc dân, các công ty, tập đoàn đa quốc gia,…

Nói tóm lại “vi” có nghĩa là nhỏ, “mô” nghĩa là quy mô. Như vậy kinh tế vi mô là gì? Là ngành nghiên cứu các vấn đề kinh tế trên phạm vi nhỏ dựa trên những quy luật kinh tế chung: cung cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường. Nói tóm lại, chỉ khác nhau ở phạm vi nghiên cứu mà thôi.

Please follow and like us:

Filed Under: Kinh Doanh

  • « Previous Page
  • 1
  • 2

Tìm Chúng Tôi

Địa chỉ
23 Hàng Mã
Hà Nội

Giờ
Thứ hai – Thứ sáu: 9:00AM – 5:00PM
Thứ bảy và Chủ nhật: 11:00AM – 3:00PM

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Mã ngành các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành Y Dược
  • Điểm chuẩn các trường Đại học Y Dược top đầu trong cả nước.
  • Cách làm hồ sơ thi Cao đẳng năm 2019
  • Học Cao đẳng Dược ra trường làm gì?
  • Vì sao Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thu hút sinh viên?

Chuyên mục

  • Chưa được phân loại
  • Giải Trí
  • Giáo dục
  • Kinh Doanh
  • Thể Thao
  • Thời Trang

Copyright © 2019 · AgentPress Pro Theme on Genesis Framework · WordPress · Log in