• Trang Chủ
  • Giới thiệu
  • Giải Trí
  • Kinh Doanh
  • Thời Trang
  • Pháp Luật
  • Thể Thao
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

nhanh.net.vn

Kinh tế vi mô là gì, có gì khác với kinh tế vĩ mô

8 Tháng Mười Hai, 2018 by Tran The

5/5 - (1 bình chọn)

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế vi mô cũng như cách phân biệt với kinh tế vĩ mô, nhanhnet sẽ chia sẻ tất cả những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Kinh tế  là gì?

Trước khi tìm hiểu kinh tế vi mô là gì thì chúng ta phải tìm hiểu khái niệm kinh tế. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của con người.

Ai đó đã từng định nghĩa rất dễ hiểu rằng: kinh tế là môn học nghiên cứu cách xã hội giải quyết các vấn đề: sản xuất gì, cho ai và như thế nào. Xã hội ngày càng phát triển thì nội dung bao trùm khái niệm ngày càng được mở rộng. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là hoạt động để tạo ra giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Tùy từng phạm vi nghiên cứu mà người ta phân chia thành hai nhóm: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Trong khuôn khổ của bài viết, chúng ta chỉ tìm hiểu về bộ phận kinh tế vi mô. Tuy nhiên chúng tôi có mở rộng sang bộ phận còn lại để người đọc phân biệt, hình dung dễ dàng hơn.

kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô là  gì?

Kinh tế vi mô là ngành kinh tế nghiên cứu tất cả các hành vi của chủ thể kinh tế (công ty, hộ gia đình,…) trên một phạm vi nhất định.

Phạm vi : Phạm vi nghiên cứu của ngành hẹp hơn  nhiều so với kinh tế vĩ mô. Đó là các  cơ sở lý luận căn bản về quy luật cung cầu, định giá, thị trường; các lý thuyết về hành vi sản xuất, trao đổi, sử dụng hàng hóa của con người; các yếu tố thị trường: lao động, nguồn vốn và  nguồn tài nguyên thiên nhiên; vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề lý luận về phúc lợi, cơ hội, thách thức từ thị trường tạo ra.

Tóm lại, phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô bao gồm:

  • Cơ sở lý luận cho kinh tế
  • Quy luật kinh tế cơ bản: cung cầu, thị trường, giá cả,…
  • Những lý luận về hành vi tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ
  • Nghiên cứu hành vi của nhà sản xuất
  • Các thành phần cấu trúc thị trường
  • Quy luật cạnh tranh bình đẳng
  • Độc quyền thị trường
  • Các yếu tố của thị trường: tài nguyên, vốn, lao động
  • Lý luận về sự thất bại của thị trường
  • Phương pháp: Kinh tế vi mô sử dụng các  phương pháp mô hình hóa, so sánh tĩnh, phân tích cận biên,…

Phương pháp mô hình hóa

Từ các chứng cứ thu thập, tiến hành lập kế hoạch để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nhỏ lẻ sau đó kiểm nghiệm bằng thực tế.

Phương pháp so sánh tĩnh

So sánh tĩnh là đưa ra các giả thuyết và dự đoán kết  quả đạt được.

Phương pháp phân tích biên tế hay còn gọi là phương pháp phân tích cận biên: cân đối giữa hiệu quả kinh tế với những gì bỏ ra. Phương pháp này nhằm tìm ra những điểm mạnh của phương án lựa chọn.

kinh tế vĩ mô khác kinh tế vi mô

Mục tiêu: Tìm hiểu, khảo sát rồi phân tích, đánh giá thị trường để thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó kinh tế vi mô còn phân tích thách thức và một số giải pháp thiết thực để khắc phục trong tình huống hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, không vận hành trơn tru như mong đợi.

Ví dụ đơn giản: Kinh tế vi mô thường tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể là với mức thu nhập đó thì người ta có thể dành ra khoản tiền để chọn sản phẩm, dịch vụ nào là thíc hợp; nếu là mua cho cả gia đình thì số lượng bao nhiêu. Khi nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp thì sẽ xét xem quy mô của doanh nghiệp, số nhân viên, số lượng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, kinh tế vi mô nghiên cứu các thị trường cụ thể, bao gồm thị trường lao động, vốn, đất đai, khả năng cạnh tranh, thế độc quyền,…

Phân biệt kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Những điểm khác nhau chính giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là:

Nếu như kinh tế vi mô nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của nền kinh tế: ví dụ giá thành của một sản phẩm, sự phát triển của ngành nông nghiệp/ công nghiệp,…. thì kinh tế vĩ mô lại đề cập đến các vấn đề kinh tế mang tính quốc gia như: lao động việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, chính sách tiền tệ, xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh giáo dục hay chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế,…

Nếu như kinh tế vi mô định giá thành của một loại hàng hóa cụ thể và xác định giá bổ sung, thay thế của mặt hàng đó thì kinh tế vĩ mô lại bàn đến việc duy trì sự bình ổn giá, cân bằng cán cân thương mại.

Nếu như kinh tế vi mô tiếp cận từ dưới lên trên dù đó là vấn đề gì thì kinh tế vĩ mô lại có cách tiếp cận ngược lại, đi từ trên xuống dưới và giải quyết theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.

Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế  vĩ mô còn là ở việc nghiên cứu thị trường: vi mô nghiên cứu một hoặc một vài thị trường, phân khúc cụ thể thì vĩ mô tìm hiểu, phân tích toàn bộ thị trường.

Nếu như kinh tế vi mô tập trung vào từng đơn vị kinh tế thì kinh tế vĩ mô coi biến số kinh tế là trọng tâm.

Nếu như kinh tế vi mô giải quyết các vấn đề nội bộ thì kinh tế vĩ mô giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: môi trường, biến đổi khí hậu,…

Nếu như kinh tế vi mô chủ yếu nghiên cứu về sản phẩm trong phạm vi nhỏ lẻ như hộ gia đình, công ty tư nhân, từng ngành cụ thể thì kinh tế vĩ mô phải đề cập đến tổng sản phẩm kinh doanh quốc dân, các công ty, tập đoàn đa quốc gia,…

Nói tóm lại “vi” có nghĩa là nhỏ, “mô” nghĩa là quy mô. Như vậy kinh tế vi mô là gì? Là ngành nghiên cứu các vấn đề kinh tế trên phạm vi nhỏ dựa trên những quy luật kinh tế chung: cung cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường. Nói tóm lại, chỉ khác nhau ở phạm vi nghiên cứu mà thôi.

Filed Under: Kinh Doanh

Tìm Chúng Tôi

Địa chỉ
23 Hàng Mã
Hà Nội

Giờ
Thứ hai – Thứ sáu: 9:00AM – 5:00PM
Thứ bảy và Chủ nhật: 11:00AM – 3:00PM

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Công cụ tạo tên chữ nhỏ tại Kituhay
  • 1001 kí tự đặc biệt nổi bật
  • Cách làm kí tự đặc biệt nhanh, đơn giản, tiện lợi
  • Điều khiển phương tiện không bằng lái phạt bao nhiêu mới nhất 2022
  • Người lao động quên mã số bảo hiểm xã hội phải làm gì?

Chuyên mục

  • Chưa được phân loại
  • Giải Trí
  • Giáo dục
  • Kinh Doanh
  • Pháp Luật
  • Thể Thao
  • Thời Trang

Copyright © 2023 · AgentPress Pro Theme on Genesis Framework · WordPress · Log in