Việc nắm vững các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng sẽ giúp cho các thí sinh lớp 12 định hướng chọn nghề trong tương lai để có sự chuẩn bị tốt nhất phần kiến thức ôn luyện của mình. Giúp các thí sinh dễ dàng trong việc chọn ngành, ban tư vấn tuyển sinh ngành ngôn ngữ Nhật của trường Cao đẳng ngoại ngữ sẽ tổng hợp các khối thi đại học và ngành nghề tương ứng cho các bạn tham khảo.
Tuyển sinh đại học những khối nào và ngành nào
Các khối thi đại học chính
- Khối A: Toán, Lí, Hoá.
- Khối B: Sinh, Toán, Hóa.
- Khối C: Văn, Sử, Địa.
- Khối D: Văn, Toán, Tiếng Anh.
- Khối H: Văn (đề thi khối C), Hội hoạ, Bố cục.
- Khối N: Văn (đề thi khối C), Kiến thức âm nhạc, Năng khiếu âm nhạc.
- Khối M: Văn, Toán Năng khiếu (Đọc, kể diễn cảm và hát)
- Khối T: Sinh, Toán (đề thi khối B), Năng khiếu TDTT.
- Khối V: Toán, Lí (đề thi khối A), Vẽ Mỹ thuật.
- Khối S: Văn (đề thi khối C), 2 môn Năng khiếu điện ảnh
- Khối R: Văn, Sử (đề thi khối C), Năng khiếu báo chí.
- Khối K: Toán, Lí (đề thi khối A), Kỹ thuật nghề.
Bên cạnh những khối thi chính ở trên, hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã mở ra rất nhiều tổ hợp môn con với mục đích tạo điều kiện cho các bạn thí sinh lựa chọn môn đúng sở trường đồng thời tăng khả năng trúng tuyển vào ngành và trường mơ ước.
Các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng
Trước ngày tháng nước rút của kỳ thi THPT ngoài việc học thí sinh quan tâm đến việc chọn khối thi Đại học, ngành nghề. Dưới đây là các khối thi đại học và các ngành nghề phù hợp.
Các ngành đại học khối A
Khối A ngành nghề rất đa dạng có ở hầu hết mọi lĩnh vực nên được đông đảo thí sinh lựa chọn. Hiện, có nhiều trường tuyển sinh khối A nhưng điểm mạnh của khối này chính là nhóm ngành kinh tế, chi tiết dưới đây:
- Kế toán
- Tài chính – Ngân hàng
- Kinh tế
- Quản trị kinh doanh
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ chế biến thực phẩm
- Quản trị nhân lực
- Marketing
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Thương mại điện tử
Danh sách các ngành khối B
Khối B cũng khá đa dạng, nếu như trước đây khối B dành cho ngành Y Dược nhưng với sự mở rộng tổ hợp môn thì khối B còn có các khối ngành về kinh tế, văn hóa, xã hội như:
- Khuyến nông
- Công nghệ kĩ thuật Trắc địa
- Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước (Mới)
- Công nghệ kĩ thuật địa chất (Mới)
- Lâm nghiệp đô thị
- Lâm sinh
- Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
Danh sách các ngành khối C
Khối C trở nên thu hút bởi những ngành nghề nổi bật, được rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm. Nhân sự khối C giữ nhiều vị trí, chức vụ quan trọng trong công ty, chẳng hạn như:
- Báo chí
- Truyền thông
- Luật sư
- Việt Nam học
- Du lịch
- Xã hội học
- Hán nôm.
Ngành nghề của các môn thi khối D
Khối D có nhiều đặc trưng thu hút đông đảo các thí sinh chỉ sai khối A. Trong thời kỳ hội nhập các ngành khối D mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiện các ngành đào tạo khối D không chỉ thiên về nhóm ngành ngôn ngữ mà còn các ngành kinh tế, xã hội không kém.
- Ngôn ngữ Anh
- Kinh tế
- Kế toán
- Tài chính Ngân hàng
- Quản trị kinh doanh
- Điều tra trinh sát
- Điều tra hình sự
- Quản lí hành chính về trật tự xã hội
- Trinh sát cảnh sát
- Trinh sát An ninh.
Danh sách khối năng khiếu
Khối năng khiếu tính từ H đến K (theo thứ tự trong danh sách trên) dành có những bạn có đam mê, năng khiếu cũng như sở trường. Tùy vào lựa chọn các khối ngành Đại học hiện nay, khối năng khiếu có các ngành tuyển sinh hệ đại học như sau:
- Sư Phạm Mĩ thuật
- Sư phạm Hoạ Giáo dục Công dân
- Sư phạm Mĩ thuật Công tác Đội
- Sư phạm Mĩ thuật-Giáo dục Công dân
- Thiết kế thời trang
- Mĩ thuật Công nghiệp (Đồ họa vi tính)
- Mĩ thuật Công nghiệp (Thiết kế thời trang)
- Mĩ thuật ứng dụng (gồm các chuyên ngành: Đồ hoạ ứng dụng; Đồ hoạ đa phương tiện; Trang trí nội thất).
- Nhiếp ảnh
- Nhiếp ảnh quảng cáo
- SP Họa – Kinh tế gia đình
- Sư phạm Hoạ
- Sư phạm Mĩ thuật – Công tác đội
- Điêu khắc
- Thiết kế Nội Ngoại thất
- Đồ họa
- Hội hoạ
- Mĩ thuật
- Mĩ thuật công nghiệp
- Cơ khí chế tạo máy
- Cơ khí động lực
- Công nghệ Chế tạo máy
- Công nghệ Hàn
- Công nghệ Kĩ thuật điện
- Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử
- Công nghệ Kĩ thuật ô tô
- Công nghệ Thông tin
- Điện tử
- Kĩ thuật điện
- Tin học ứng dụng
- Công nghệ Kĩ thuật điện tử, viễn thông
- Nghệ thuật nhiếp ảnh
- Sư phạm Giáo dục Thể chất
- Giáo dục Thể chất
- Giáo viên TDTT
- SP Thể dục Công tác Đội
- Sư phạm Thể dục Đoàn Đội
- GD thể chất GD Quốc phòng
- Thể dục
- Điền kinh
- Bắn súng
- Bơi lội
- Bóng bàn
- Bóng chuyền
- Bóng đá
- Bóng ném
- Bóng rổ
- Cầu lông
- Cờ vua
- Quần vợt
- Võ
- Vật
- Vật Judo
- Múa (khiêu vũ)
- Kiến trúc
- Kiến trúc Công trình
- Kiến trúc Phương Đông
- Tạo dáng công nghiệp
- Thiết kế đồ hoạ
- Thiết kế nội thất
- Thiết kế thời trang
- Mĩ thuật công nghiệp
- Mĩ thuật ứng dụng
- Quy hoạch đô thị
- Công nghệ May
- Điện công nghiệp
- Biên đạo Múa
- Giáo dục Đặc biệt
- Sư phạm Giáo dục Mầm non
- Giáo dục Tiểu học
- Sư phạm Mĩ thuật
- Quản lí văn hoá
- Quản Lí văn hoá thông tin
- Việt nam học gồm các chuyên ngành Quản lí văn hoá; Thư viện; Văn hoá du lịch
- Quản lí văn hoá (chuyên ngành Nghệ thuật)
- Sáng tác, lí luận, phê bình văn học (Khoa Viết văn cũ)
- Âm nhạc (Thanh nhạc; Nhạc cụ Giao hưởng, Nhạc cụ Nhạc nhẹ, Nhạc cụ Dân tộc).
- Biểu diễn Nhạc cụ dân tộc ( Bầu, Nguyệt, Nhị, Thập lục)
- Nhạc cụ phương Tây
- Nhạc cụ truyền thống
- Sân khấu điện ảnh (Diễn viên)
- SP Âm nhạc
- Sư phạm Âm nhạc Công tác Đội
- Sư phạm Mĩ thuật
- Sư phạm Nhạc – Công tác đội
- Sư phạm Văn Nhạc
- Thanh nhạc
- Sáng tác âm nhạc
- Lí Luận âm nhạc
- Nhã nhạc
- Quản lí văn hoá (chuyên ngành Mĩ thuật – Quảng cáo)
- Quản lí văn hoá (chuyên ngành Giáo dục Âm nhạc
- Đạo diễn điện ảnh
- Đạo diễn (chuyên ngành Đạo diễn sân khấu)
- Đạo diễn truyền hình
- Quay phim
- Quay phim điện ảnh
- Quay phim truyền hình
- Lí luận phê bình đIện ảnh
- Diễn viên
- Diễn viên (Diễn viên kịch nói và điện ảnh)
- Diễn viên Kịch Điện ảnh
- Diễn viên sân khấu đIện ảnh
- Diễn viên cải lương
- Diễn viên chèo
- Biên đạo múa
- Biên kịch điện ảnh
- Huấn luyện múa
- Thiết kế Mĩ thuật sân khấu điện ảnh
- Thiết kế Mĩ thuật (Sân khấu, Điện ảnh, Hoạt hình)
- Thiết kế trang phục Nghệ thuật
Để dễ nhớ các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng thì các thí sinh hãy phân chia các khối thi thành hai nhóm: cơ bản và năng khiếu. Trong đó các khối thi cơ bản, truyền thống bao gồm các khối A, B, C, D (trong từng khối có nhiều tổ hợp môn nhỏ), còn nhóm năng khiếu gồm H, M, N, T, K, V,…chia thành 4 lĩnh vực chính:
- Âm nhạc
- Hội họa
- Điện ảnh
- Thể thao
Thí sinh đại học có các khối và ngành nghề
Trên đây là thông tin về các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng. Hi vọng sẽ giúp thí sinh cập nhật những kiến thức bổ ích cho sự lựa chọn của mình.